(Dân trí) - Dưới đây là ghi nhận của phóng viên ảnh nước ngoài về “101 cách” ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, và vùng châu thổ sông Mekong kế cận.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí thấp nên dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng cao, thời tiết khắc nghiệt. Và vùng châu thổ sông Mekong gần đó cũng vậy.
Vùng châu thổ được rừng đước Cần Giờ, cách thành phố Hồ Chí Minh 40km, bảo vệ. Hàng triệu cây đước đã dựng lên một chiến tuyến chống lại những cơn “thịnh nộ” của bão tố.
Trải rộng trên một diện tích 75.000heta, rừng đước cũng giúp chống xói mòn bờ biển và như một lá phổi xanh của vùng. Những cây đước hút khí CO2 trong không khí và lưu trong hệ thống rễ của chúng.
Một số vùng khác của châu thổ sông Mekong không được rừng đước bảo vệ. Những vùng này có nguy cơ bị mực nước biển dâng cao và đất bị nhiễm mặn. Chính vì vậy họ đã xây đập để hạn chế sự “xâm thực” của nước biển.
Châu thổ sông Mekong sản xuất phần lớn lúa gạo của Việt Nam và 90% sản lượng của vùng này được xuất khẩu. Nhưng nông dân cũng đã bắt đầu phải thay đổi mùa vụ và trồng các giống lúa mới để phù hợp với sự thay đổi của thời tiết.
Một nông dân cho hay công việc cày cấy của họ gần đây trở nên khó khăn hơn.
Nhiều người dân ở các làng tự bảo vệ khỏi những đợt nước đột ngột dâng cao bằng cách xây nhà trên giàn "cà kheo" như thế này.
Các ngôi mộ cũng có nguy cơ bị ngập lụt. Theo truyền thống, mộ thường được xây trên những mô đất cao, nhưng với những mộ xây ở giữa cánh đồng ngập nước thì khó có thể “sống sót” qua một trận lụt lớn.
Có người dân đã nghĩ ra cách xây mộ trên giàn “cà kheo” như thế này.
Con người nơi đây phải tìm cách thích nghi với mực nước dâng cao. Chợ nổi ở Cần Thơ là một ví dụ. Nó tồn tại suốt nhiều năm qua.
Những nhà bán buôn mua sản vật tươi mới của người nông dân và bán cho các thuyền nhỏ để bán cho những cộng đồng sống dọc bờ sông. Họ thường chèo thuyền, vì vậy chi phí môi trường cho hành trình từ cánh đồng tới bàn ăn là rất nhỏ.